Tu viện Tả Phìn mang hơi hướng châu âu tại núi rừng SaPa
Được mệnh danh như Châu Âu ngủ quên giữa núi rừng SaPa, tu viện Tả Phìn đang là điểm du lịch check in khó thể bỏ qua khi lên SaPa du lịch. Trước khi có Sun Plaza – Lâu đài Châu Âu hoa lệ ngay giữa trung tâm thị trấn Sapa, thì du khách thường đến một nơi khác, một tu viện cổ kính say ngủ giữa núi rừng để chụp những bức đậm chất trời Tây cổ kính: Đó là tu viện Tả Phìn.
Hướng dẫn chọn xe đi SaPa chi tiết
Tu viện Tả Phìn SaPa
Bản Cát Cát và Tả Phìn là 2 bản nổi tiếng ở Sapa, nhưng thường chỉ có bài viết và review của các bạn trẻ về bản Cát Cát, còn bản Tả Phìn thì khá ít ảnh và thông tin về nơi đây. Bản Tả Phìn là ngôi làng rất đẹp với những tập tụng và nét văn hóa đặc sắc, nhưng bên cạnh đó là một tu viện Tả Phìn trầm mặc rất riêng, đồng thời có cả dịch vụ tắm lá thuốc bằng bồn gỗ rất thú vị, những quầy bán đồ thổ cẩm nổi tiếng của người Dao Đỏ nữa đấy.
Đã từng là nơi truyền giáo và cứu rỗi sám hối của 12 nữ tu khổ hạnh, Tu viện Tả Phìn hoang phế ngày nay mang trong mình vẻ đẹp kỳ bí, huyền hoặc lạ thường.
Cách thị trấn Sa Pa khoảng 12 km về phía Đông, trên đường đến bản du lịch Tả Phìn, trị trấn Sa Pa, Lào Cai, bạn không nên bỏ qua cơ hội đến thăm di tích Tu viện Tả Phìn. Hơn nửa thế kỷ qua, nơi đây bị bỏ hoang nhưng lại cuốn hút rất đông du khách dừng chân khám phá và chiêm ngưỡng vẻ đẹp mang đậm nét kiến trúc thời thuộc Pháp đằng sau những lớp bụi thời gian phong kín.
Đây từng là nơi tu hành của 12 nữ tu theo dòng tu khổ hạnh của Hội thánh Kito bị trục xuất ra khỏi Nhật Bản, lưu lạc đến xứ đạo Lào Cai. Tại đây, 12 nữ tu đã có những đóng góp tích cực trong việc nghiên cứu và phổ biến kỹ thuật canh tác các giống cây lương thực ôn đới, phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng ở Sa Pa như lúa kiều mạch đen, đại mạch, các loại rau, khoai lang và các loại hoa quả tươi như nho, táo, đào…
Đường lên tu viện Tả Phìn
Tu viện Tả Phìn nằm giữa núi rừng Sapa đã gần cả thế kỷ, nhưng những nét văn hóa và kiến trúc độc đáo ở đây vẫn không nơi nào có được. Những bức tường đá của tu viện hoang phế phủ kín rêu phong, lộ rõ dấu vết thời gian, nhưng lại phảng phất nét cổ kính và không gian trầm mặc. Công tu viện được xây bằng đá bề thế với lối cổng vòm mang đậm phong cách kiến trúc Pháp. Tường bên ngoài là lớp đá ong, đi sâu vào trong, bạn sẽ thấy rêu phủ kín các ô cửa sổ nhưng tổng thể bức tường vẫn rất kiên cố và chắc chắc. Mỗi bờ tường, viên gạch đều mang đậm dấu ấn của thời gian…
Ở nơi núi cao, sương mù bao phủ quanh năm, hình ảnh của tòa Tu viện cổ đổ nát ẩn hiện trong màn sương phủ trắng của Sa Pa, với cây cối rậm rạp khiến người ta dễ dàng liên tưởng đến những câu chuyện cổ tích xa xưa.
Công trình được xây dựng bằng đá ong nên những bức tường, trụ, cột còn được đến ngày nay vẫn giữ được sự kiên cố và chắc chắn. Những gì còn xót lại của Tu viện đặt ra câu hỏi, không biết do chiến tranh hay sự phá hoại có chủ đích của con người mà công trình được đầu tư xây dựng khá công phu này bị sụp đổ và trở nên hoang tàn như vậy.
Cổng tu viện được xây bằng đá bề thế với lối cổng vòm mang đậm phong cách kiến trúc Pháp, mang vẻ đẹp cổ điển.
Cấu trúc của Tu viện gồm một nhà ngang hướng mặt về phía tây, 5 gian và một cầu thang, gồm 3 tầng, trong đó có một tầng hầm dưới lòng đất. Nhà ngang này chính là chỗ ở, sinh hoạt của các nữ tu. Ngoài ra, bên phải của toà nhà còn có một nhà dọc nối liền với nhà ngang, đây có thể là nơi cất giữ lương thực thực phẩm, đồ đạc, và là khu bếp của tu viện. Toàn bộ toà nhà hiện nay không còn phần mái, chỉ sót lại những bức tường phủ rêu cổ kính. Phía trước toà nhà là một hành lang khá rộng, dài, nhưng cũng không còn nguyên vẹn.
Mặc dù bị hoang phế từ lâu, những đường nét cổ kính và không gian trầm mặc của bối cảnh lại là điểm thu hút đông đảo du khách dừng chân tham quan, chụp ảnh
Cấu trúc của Tu viện gồm một nhà ngang hướng mặt về phía tây, 5 gian và một cầu thang, gồm 3 tầng, trong đó có một tầng hầm dưới lòng đất. Nhà ngang này chính là chỗ ở, sinh hoạt của các nữ tu. Ngoài ra, bên phải của toà nhà còn có một nhà dọc nối liền với nhà ngang, đây có thể là nơi cất giữ lương thực thực phẩm, đồ đạc, và là khu bếp của tu viện. Toàn bộ toà nhà hiện nay không còn phần mái, chỉ sót lại những bức tường phủ rêu cổ kính. Phía trước toà nhà là một hành lang khá rộng, dài, nhưng cũng không còn nguyên vẹn.
Lịch Sử Tu Viện Cổ Tả Phìn
Theo một tài liệu bằng tiếng Anh và cuốn Du lịch Lào Cai, do Sở Thương mại Du lịch Lào Cai xuất bản tháng 11/2004, thì tu viện Tà Phìn có lịch sử như sau: Cuối năm 1942, có 12 nữ tu theo lối khổ hạnh, thuộc dòng Nữ tu của Hội Thánh Ki tô cải giáo, những người truyền giáo và cứu rỗi sám hối, bị trục xuất ra khỏi Nhật Bản. Tám người trong số họ và một thầy dòng khác tình nguyện xin được ở lại Châu Á để tiếp tục truyền đạo. Đại sứ Pháp tại Nhật đã viết một bức thư gửi Cha Tổng giám mục giáo phận Hưng Hóa, trong đó Lào Cai là một xứ đạo, xin cho họ được đến vùng này để tiếp tục truyền đạo.
Vào tháng 2/1942, quan toàn quyền Bắc Kỳ ký một khế ước có giá trị lâu dài chuẩn y việc cấp cho đoàn nữ tu khu đất bỏ hoang cạnh Trạm nghiên cứu giống cây ăn quả Tả Phìn, với số tiền thuê tượng trưng là 1 quan một năm… Tháng 6/1942, đoàn nữ tu lên đến Lào Cai và được bố trí ở trong một căn nhà gỗ “tồi tàn và chẳng có lấy một tiện nghi nào” mỗi người trong số họ không có một cái gì ngoài bộ quần áo đang mặc trên người và 200 yen. Họ được quan Pháp tỉnh trưởng Lào Cai đồng ý cấp cho họ một đàn gia súc gia cầm làm giống, bao gồm “8 con bò sữa, 9 con bê, 2 bò đực, 2 bò cái tơ, 1 con bò mộng, 24 con gà mái, 6 con lợn và nhiều nông cụ”. Đoàn vật nuôi cấp cho đoàn nữ tu nhằm mục đích phát triển đàn gia súc gia cầm của Sapa; và bổ sung cho nguồn cung cấp thực phẩm có nguồn gốc từ chăn nuôi như sữa tươi, bơ, pho mát – những thứ mà bản thân Sapa sản xuất ra không đủ cho nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch và quân nhân lên nghỉ mát.
Mặc dù bị hoang phế từ lâu, những đường nét cổ kính và không gian trầm mặc của bối cảnh lại là điểm thu hút đông đảo du khách dừng chân tham quan, chụp ảnh. Hi vọng những chia sẻ của Xe Trường Thanh sẽ giúp du khách có thêm địa điểm check in đẹp khi lên SaPa